THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ CHI NHÁNH


Theo quy định tại Biểu cam kết WTO, quy định của pháp luật doanh nghiệp thì doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền xin cấp giấy chứng nhận đầu tư chi nhánh (Hay giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của chi nhánh) để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

 Vậy các câu hỏi được đặt ra như thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cho chi nhánh được thực hiện như thế nào? Giấy chứng nhận đầu tư của chi nhánh xin bao lâu thì được cấp? Và xin giấy chứng nhận đầu tư chi nhánh có cần những điều kiện gì đặc biệt không? Hãy cùng Luật Thiên Mã giải đáp các thắc mắc của bạn dưới đây:

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cho chi nhánh

1. Thông báo thành lập chi nhánh theo mẫu;
2. Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp về việc lập chi nhánh của Hội đồng thành viên đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với Công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với Công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với Công ty hợp danh;
3. Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh;
4. Bản sao hợp lệ giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu/ Chứng thực cá nhân khác theo quy định pháp luật;
5. Giấy ủy quyền cho người đi nộp và nhận kết quả hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cho chi nhánh (Trường hợp doanh nghiệp ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ).
Lưu ý: Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành nghề có điều kiện thì người đứng đầu chi nhánh hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp theo quy định pháp luật. 

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cho chi nhánh công ty

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền xin cấp giấy chứng nhận đầu tư cho chi nhánh. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư của chi nhánh được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
Thời gian thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư chi nhánh như sau:
- Thời gian hoàn thành thủ tục thành lập chi nhánh: 03 ngày làm việc, bao gồm cả làm con dấu chi nhánh nếu doanh nghiệp có nhu cầu.
Lưu ý: Đối với những chi nhánh kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện (Ví dụ như bảo hiểm, y tế, giáo dục, kế toán,...) thì ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư của chi nhánh (Tức là trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh), cần phải xin cấp phép và chấp thuận của các bộ, ngành (Thời gian xin cấp phép có thể kéo dài từ 25-35 ngày làm việc, tùy thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện). Chẳng hạn như chi nhánh kinh doanh dịch vụ sản xuất thực phẩm ăn uống, thì trước khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đơn vị này cần xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ thành lập chi nhánh công ty có vốn đầu tư nước ngoài: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch và đầu tư nơi đặt trụ sở chi nhánh.

Một số vấn đề cần lưu ý khi xin cấp giấy chứng nhận đầu tư của chi nhánh

Trước khi cấp giấy chứng nhận đầu tư chi nhánh:
Thứ nhất, người đứng đầu chi nhánh là những người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Thứ hai, đặt tên chi nhánh công ty: Tên chi nhánh công ty phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu, đồng thời phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh”.
Thứ ba, địa chỉ trụ sở chi nhánh công ty: Không được sử dụng trụ sở chi nhánh là chung cư, nhà tập thể và có quyền sử dụng hợp pháp đối với địa chỉ đó. 
Thứ tư, hình thức hạch toán: Chi nhánh có thể lựa chọn một trong hai hình thức hạch toán sau tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi công ty đó là hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán độc lập.
Thứ năm, con dấu chi nhánh: Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư của chi nhánh, doanh nghiệp tiến hành làm con dấu chi nhánh. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, chi nhánh có quyền quyết định có hoặc không có con dấu chi nhánh.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Thiên Mã với quý khách, giúp quý khách nắm rõ hơn thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư chi nhánh. Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho chi nhánh đảm bảo trong thời gian nhanh nhất, cũng như thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư chi nhánh chính xác, hãy liên hệ chúng tôi – Luật Thiên Mã để được tư vấn miễn phí.