Xử lý nợ từ hợp đồng hợp tác – giải pháp cho nhà đầu tư.

Hiện nay ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và chính sách mở cửa của nhà nước. Các doanh nghiệp với vai trò là chủ dự án triển khai ngày càng nhiều dự án, đặc biệt là các dự án xây dựng. Kéo theo đó là cơ hội “làm ăn” cho các nhà đầu tư. Chủ dự án hợp tác với các nhà đầu tư như một cách thu hút thêm nguồn vốn, các nhà đầu tư tìm đến chủ dự án với mong muốn thu lợi nhuận khi dự án hoàn thành.



Tuy nhiên, không phải cơ hội nào từ những dự án này cũng đem lại lợi ích cho nhà đầu tư. Với đặc trưng đối tượng của các dự án xây dựng hầu hết là các tài sản hình thành trong tương lai với thời gian thực hiện dài, vì vậy kéo theo đó là những nguy cơ mục đích hợp tác không thành có thể xảy đến với cả hai bên, đặc biệt là bên nhà đầu tư. Từ thực tế đã có nhiều khách hàng tìm đến chúng tôi với vai trò là nhà đầu tư đem tiền của đầu tư vào các dự án xây dựng nhưng không nhận lại được giá trị như mong muốn. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng đó, một trong những lý do cơ bản là tình trạng dự án “đắp chiếu vô thời hạn” dẫn đến thời gian thực hiện hợp đồng hợp tác của các bên bị kéo dài.

Các bên tham gia vào dự án hợp tác dựa vào ý chí tự nguyện của hai bên, trên cơ sở hợp đồng. Đối tượng hợp đồng này là tài sản hình thành trong tương lai với đặc trưng ẩn chứa nhiều nguy cơ mà cả hai bên không thể lường trước được. Và việc thực hiện hợp đồng cũng như đảm bảo đúng tiến độ dự án phụ thuộc lớn vào khả năng và sự thiện chí của chủ dự án. Thực tế cho thấy, có thể vì lí do khách quan hoặc chủ quan chủ dự án trì hoãn việc thực hiện dự án, dẫn đến tình trạng hợp dự án bị “đắp chiếu”. Hệ quả là điều đó trực tiếp ảnh hưởng đến hợp đồng được kí kết giữa hai bên. Thời hạn thực hiện hợp đồng hết, dự án bị trì hoãn, nhà đầu tư lâm vào tình trạng “tiền mất tật mang” tìm chủ dự án cũng không được giải quyết. Nhiều khách hàng tìm đến chúng tôi trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, bởi để có một khoản tiền lớn đầu tư vào dự án, nhà đầu tư phải huy động nhiều nguồn lực. Việc thực hiện hợp đồng này không đạt, đồng nghĩa với việc luân chuyển tiền không thành.

Hiện nay cùng với chính sách mở cửa, pháp luật nước ta tạo nhiều thuận lợi cho các bên hợp tác. Đồng thời pháp luật cũng dự trù đến các trường hợp hợp tác không thành. Các bên tham gia dự án hợp tác với nhau trên cơ sở hợp đồng, vì vậy khi xử lý những vụ việc như vậy, chúng tôi thường bám chặt chẽ vào hợp đồng để chọn phương hướng phù hợp đòi quyền lợi cho khách hàng. Việc chủ dự án không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng khi thời hạn thực hiện hợp đồng hết, khoản tiền nhà đầu tư nộp vào chủ dự án bản chất là khoản nợ của dự án. Vì vậy, việc lựa chọn phương pháp thương lượng đàm phán, hòa giải hay kiện ra tòa tùy thuộc vào tình trạng thực tế của công ty chủ dự án, cũng như điểm mạnh, điểm yếu của họ.

Việc các bên hợp tác với nhau không ngoài mục đích “hợp tác cùng phát triển”, bù đắp điểm thiếu hụt cho nhau để mang lại kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, để có một khoản tiền lớn đầu tư vào các dự án là không hề đơn giản, “đồng tiền đi liền khúc ruột” chủ đầu tư cần có những hiểu biết nhất định trước khi quyết định. Đó là hiểu biết về nội dung dự án, công ty chủ đầu tư,…. Và quan trọng hơn nữa là thiết lập hợp đồng có giá trị pháp lý cao với các điều khoản chặt chẽ.

Nguồn: https://luatthienma.com.vn/dich-vu-luat-su/xu-ly-no-xau